Đưa cá rô phi sang Mỹ - Tại sao không?

Năm 2010, cá rô phi đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách 10 loài thủy sản được tiêu thụ mạnh nhất tại Mỹ. Theo dự đoán, loài cá này có khả năng sẽ leo lên vị trí thứ 2 hoặc 3 vào năm 2015 và đứng đầu vào năm 2020.

Phát triển nhanh vì nhiều ưu điểm<br><br>Cá rô phi (tên khoa học là Tilapia) là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ. Đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là cá điêu hồng và rô phi sông Nile.<br><br>Rô phi là một loại cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, từ lâu đã trở thành nguồn protein chủ yếu ở nhiều quốc gia đang phát triển và gần đây có nhu cầu cao ở các nước phát triển. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, giàu khoáng, ít mỡ, lượng đạm vừa phải, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, rô phi còn là loài khá dễ nuôi, có lợi đối với người nuôi bởi không kén thức ăn, có chỉ số tăng trưởng nhanh đồng bộ với khối lượng thức ăn tiêu thụ, sinh sản nhanh và trong điều kiện đơn giản, ít bị nhiễm bệnh ký sinh, tỉ lệ tổn thất trong chăn nuôi tương đối ít... Và điều quan trọng nhất là chúng có giá khá rẻ. Có lẽ đây là lý do giải thích vì sao mới chỉ trong một thời gian ngắn, cá rô phi lại phát triển nhanh đến vậy?<br>Mỹ ưa chuộng cá rô phi<br><br>Năm 2000, cá rô phi chưa xuất hiện trong danh sách 10 loài thủy sản được tiêu thụ hàng đầu tại Mỹ. Năm 2002, loài cá này mới bắt đầu lọt vào top 10 thì kể từ đó đến nay, loài cá này đã không ngừng thăng hạng. Với lượng tiêu thụ trung bình 0,3 pound/người, tăng lên 1,19 pound/người năm 2008, 1,2 pound/người năm 2009 và 1,45 pound/người năm 2010 - vượt qua cả cá minh thái (Alaska 1,192 pound/người), vốn giữ vị trí thứ 4 trong năm 2008 và 2009. Việc cá rô phi leo lên vị trí thứ 4 trong danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010 hoàn toàn không làm ngạc nhiên giới thủy sản nước này. Theo dự đoán, năm 2015, cá rô phi sẽ còn tiếp tục leo lên vị trí thứ 2 hoặc 3 trong bảng xếp hạng và đến năm 2020, loài cá này có thể trở thành thủy sản số một được tiêu thụ tại Mỹ.<br><br>Cá rô phi là mặt hàng thủy sản được nhập khẩu lớn thứ ba vào Mỹ, sau tôm và cá hồi. Trong 10 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tăng 15% so với cùng kỳ năm 2009.<br><br>Với việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí giá về chất lượng, giá cả và dễ mua, chắc chắn cá rô phi không những tăng trưởng mạnh tại thị trường Mỹ mà sẽ còn trở thành một loài được ưa chuộng tại nhiều thị trường lớn khác trên thế giới.<br><br>&nbsp;<br><br>Cơ hội để ngỏ cho Việt Nam<br><br>Hàng năm, trên thế giới có khoảng 2,8 triệu tấn cá rô phi được sản xuất, trong đó 73% là cá nuôi. Phần lớn cá rô phi được sản xuất ở Trung Quốc, tiếp đến là Đài Loan, Ai Cập, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Năm 2010, Trung Quốc đã sản xuất 1,2 triệu tấn cá rô phi, giảm 13% so với năm 2009. Xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc, bất chấp tình hình thời tiết khắc nghiệt vào đầu năm, vẫn đạt gần 250.000 tấn trong 10 tháng đầu năm 2010, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2009.<br><br>Tuy không được liệt vào các “đại gia” sản xuất lớn nhưng các nước Mỹ Latinh như Costa Rica, Honduras và Ecuador vẫn là những nhà cung cấp cá rô phi fillet tươi quan trọng sang thị trường Mỹ.<br><br>Mặc dù được đánh giá là vô cùng tiềm năng nhưng dường như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng tới thị trường cá rô phi tại Mỹ. Điều này thể hiện qua việc kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam còn khá hạn chế. Trong tháng 8/2009, xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam chỉ đạt 18,2 tấn, trị giá 49,7 nghìn USD, chiếm 0,1% tổng lượng nhập khẩu cá rô phi của Mỹ. Trong khi với điều kiện khí hậu thuận lợi, việc nuôi trồng cá rô phi tại Việt Nam được cho là sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là khi cá tra, basa đang dần trở nên bão hòa. <br>

TIN MỚI CẬP NHẬT

Exporting seafood to the US: Opportunies and challenges after the new presidential election

 |  08:41 25/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) In recent years, the US has consistently been Vietnam’s largest seafood export market. Over the past five years, seafood export turnover to the US has ranged from 1.5 billion USD to 2.1 billion USD anually. Despite facing strict protective policies such as anti-dumping and countervailing duties, U.S. market demand remains high, and the quality of Vietnamese seafood continues to improve, helping to maintain and expand its position in this market.

The US has a new president: what impact will it have on Vietnam’s pangasius export?

 |  08:55 21/11/2024

(seafood.vasep .com.vn) The return of Donald Trump to the White House for a second term will bring significant impacts on Vietnam, particularly its pangasius export sector. Trump's economic policies, such as raising import tariffs, reducing corporate income taxes, and attracting foreign direct investment (FDI) back to the US, are expected to directly influence various industries in Vietnam.

CEPA opens new doors for Vietnamese shrimp exports to the UAE

 |  08:54 19/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) The UAE ranked 16th among importers of Vietnamese shrimp from 2018 to 2022, accounting for approximately 0.5% of Vietnam's total shrimp export value. Annually, Vietnam exported around US$20 million worth of shrimp to this market.

Sao Ta Foods’ October sales reach $23.25 million

 |  12:26 15/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) The company also announced that its farms are well-prepared and will begin stocking in mid-November when the weather conditions are favorable.

Ecological shrimp farming under mangrove forests in Ca Mau yields high efficiency

 |  08:42 13/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) To maximize natural advantages and increase the value of local aquatic products, Ca Mau province is promoting the ecological shrimp farming model under mangrove forests. This model not only brings high profits to people thanks to businesses committing to purchasing products at prices 10-20% higher than the market price but also aims for sustainable development and environmental friendliness.

Vietnam’s tuna industry seizes “golden opportunity” to boost exports to the UAE

 |  09:05 11/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) The Comprehensive Economic Partnership Agreement (CEPA) between Vietnam and the United Arab Emirates (UAE) was signed after just over a year of negotiations. With high demand for premium seafood in the UAE, particularly for shrimp and tuna products, Vietnam’s tuna industry is expected to gain increased export opportunities and higher product value thanks to the preferential terms of the CEPA.

Vietnam seafood exports in October 2024 return to $1 billion mark

 |  11:00 07/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) In October 2024, seafood exports from Vietnam are estimated to exceed $1 billion, marking a 28% increase compared to the same period last year. This achievement signifies the first return to the $1 billion milestone in 27 months, since June 2022, providing a significant boost for Vietnamese seafood enterprises.

Dong Thap Pangasius festival scheduled on November 16-17, 2024

 |  11:20 06/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) Under the theme "Dong Thap Pangasius: Green Journey - Green Value," the Dong Thap Pangasius Festival 2024 will take place over two days, November 16th and 17th, at Vo Nguyen Giap Square in Hong Ngu City.

Kien Giang Province: Promoting biosafety rice-shrimp production

 |  09:02 05/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) The Department of Agriculture and Rural Development of Kien Giang has announced a plan to stabilize the biosafety rice-shrimp production area at 117,340 hectares by 2030.

Ca Mau province: Shrimp output reaches 208,495 tons as of October 17

 |  08:44 04/11/2024

(seafood.vasep.com.vn) According to the Department of Fisheries in Ca Mau, the total aquatic product output in the region is estimated at 536,140 tons as of October 17, achieving 82.23% of the annual plan and marking a 1.74% increase compared to the same period last year. Within this total, shrimp production stands at 208,495 tons, reaching 82.41% of the planned target and showing a 2.23% increase year-over-year.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC