VASEP cho biết, hiện mức phí xếp dỡ tại cảng (THC) là trên 75 USD/container 20 feet và từ 120-150 USD/container 40 feet được áp dụng cho tất cả các lô hàng xuất bằng container đến bất kỳ nước nào tùy theo từng hãng tàu. Trên thực tế, mức thu loại phí này có sự chênh lệch lớn giữa các hàng tàu, cụ thể như hãng tàu SGN Spic Line thu 82 USD/20 feet và 125 USD/40 feet, nhưng các hãng tàu K Line, Han Jin bắt phải đóng tới 90,20 USD/20 feet và 137,50 USD/40 feet. Ngoài ra, các hãng tàu còn áp dụng thêm các khoản thu khác như: Phí kẹp chì (seal) với mức 4-8 USD tùy theo từng hãng tàu và chỉ được áp dụng từ năm 2009; Phí cân bằng container (CIC) với mức 60 USD cho một container 40 feet. Đây là loại phí mà nhiều doanh nghiệp cho rằng rất vô lý, bởi phí này phát sinh do nguyên nhân hàng nhập khẩu nhiều hơn hàng xuất khẩu nên các hãng tàu phải xuất container rỗng.<br><br>Ngày càng có nhiều khoản phí mới phát sinh trong khâu vận chuyển hàng hóa một cách khó hiểu nhưng buộc các doanh nghiệp phải chịu. Đối với các lô hàng đi Mỹ, các hãng tàu thường xuyên áp dụng mức tăng từ 300 USD/20 feet hoặc 400 USD/40 feet khi đến “cao điểm” xuất khẩu hay còn gọi là phí mùa vụ (PSS). Rồi phí tăng chung (GRI) với mức thông thường từ 300-500 USD/container hàng, cùng với các loại phí khác như phí lưu kho, lưu bãi, phí xăng dầu (EBS), phí khai báo tự động (AMS), nâng hạ container, phí khai hải quan điện tử (ENS)... với mức thu khác nhau giữa các hãng tàu.<br><br>Với các khoản phí được các hãng tàu thu như trên, mỗi năm các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải trả tới hàng triệu USD cho chi phí bốc dỡ hàng hóa tại cảng, và các chi phí này ngày càng gia tăng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong sự canh tranh với các nhà sản xuất khác trên thế giới. Do đó, VASEP cho rằng, cần có sự thống nhất trong cách thu phí và mức phí giữa các hãng tàu, tạo ra sự minh bạch và cụ thể theo một khung giá nhất định, đồng thời cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để xem xét các mức phí của các hãng tàu để doanh nghiệp đỡ khó khăn trong thời buổi cạnh tranh gay gắt này. <br>
According to the Board of Directors' report, IDI successfully maintained its traditional customer base in 2024 while expanding into high-potential markets, particularly the United States, benefiting from a significant reduction in anti-dumping duties.
Recently, Vietnam's La Vong fish cake was ranked number 1 in the list of the world's best white fish dishes by the world-famous culinary website Taste Atlas.
Currently, many households in the suburbs of Ca Mau City are implementing a fairly effective pangasius farming model, bringing in a stable source of income. Unlike the industrial scale in other provinces in the region, the pangasius farming model here is quite simple, low-cost, and is considered a promising direction for farmers.
Over 200,000 ha of Vietnam's shrimp farms are cultivated organically and ecologically, certified by international organizations.
Vĩnh Hoàn Corporation (stock code: VHC – HoSE) has outlined an ambitious business plan for 2025, targeting revenue of VND 13,800 billion (up 10.3% from 2024) and after-tax profit of VND 1,500 billion (up 22.3%). This follows a successful 2024, where the company recorded revenue of VND 12,513 billion (exceeding 109% of the plan) and after-tax profit of VND 1,226 billion (surpassing 123% of the VND 1,000 billion profit target). The 2025 Annual General Meeting of Shareholders is scheduled for April 24 in Ho Chi Minh City to discuss these plans.
Sa Giang Import-Export Corporation continues to assert its position as one of the leading export enterprises in Đồng Tháp, achieving a revenue of thousands of billions of VND from shrimp crackers and rice paper in the past year.
(seafood.vasep.com.vn) After three years of implementation, the UK-Vietnam Free Trade Agreement (UKVFTA) has yielded positive results for Vietnam’s tuna exports. The United Kingdom officially became a member of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) on December 15, 2024. This is expected to bring significant benefits for seafood enterprises, particularly in terms of tariffs and intra-bloc origin regulations - especially for tuna products.
On March 3, Sa Giang and Citek officially launched a comprehensive enterprise digital transformation project using the GROW with SAP solution.
(seafood.vasep.com.vn) According to the Action Plan to implement the growth targets for agriculture, forestry, and aquaculture from the Bình Định Department of Agriculture and Environment, which has just been issued, the goal for 2025 is to achieve an overall GRDP growth rate for the entire sector from 3.6% to 3.8%, with the highest effort to reach a growth rate of 3.8%.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn