công văn số 192/2011/CV-VASEP

Download file: here
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết XK Thủy sản năm 2011, các DN đại điện cho ngành hàng tôm, cá tra và hải sản đều mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước có cách tiếp cận đổi mới trong các thủ tục kiểm tra chất lượng và ATTP hàng XK, để tạo điều kiện cho DN thuỷ sản tiến tới mục tiêu 8 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020.

Ngày 6/1/2012, tại khách sạn Sheraton, Tp Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Tổng kết XK Thủy sản năm 2011 và Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 6 tỷ USD do VASEP tổ chức với sự tham dự của hơn 400 đại biểu gồm lãnh đạo Bộ NN & PTNT, Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Công Thương…, các DN thuỷ sản và rất nhiều phóng viên báo chí.

Tại Hội nghị, các DN đã bày tỏ mối quan ngại về triển vọng XK thuỷ sản của Việt Nam trước nhiều thách thức khó khăn về nguyên liệu, thị trường và đặc biệt là vấn đề quản lý chất lượng thuỷ sản XK.
Phát biểu tại Hội nghị, các DN đại điện cho ngành hàng tôm, cá tra và hải sản đều mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước có cách tiếp cận đổi mới trong các thủ tục kiểm tra chất lượng và ATTP hàng XK, để tạo điều kiện cho DN thuỷ sản tiến tới mục tiêu 8 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020.
Đây cũng là ý kiến phản ánh của nhiều DN trong 2-3 tháng qua, sau khi Luật An toàn Thực phẩm (ATTP) được Quốc hội Khóa XII thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Ngay sau khi Luật ATTP có hiệu lực, trong 4 tháng liên tiếp sau đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT và các Quyết định liên quan đến kiểm soát chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm thủy sản XK.
Thông tư 55 và các Quyết định nêu trên là quy phạm triển khai Luật ATTP đối với thủy sản XK. Nội dung thông tư không có nhiều sự khác biệt về cách tiếp cận đối mới so với các thông tư và văn bản trước đây, một số nội dung cần được thay đổi và điều chỉnh cho tuân thủ đúng với Luật ATTP, đồng thời khắc phục những bất cập phát sinh trongthực tếmấy năm qua, để phù hợp với các yếu tố tình hình mới.
Ngày 27/12, VASEP đã gửi Bộ NN & PTNT công văn số 192/2011/CV-VASEP phản ánh kiến nghị của DN thuỷ sản về các nội dung Thông tư 55 và các Quyết định nói trên. Trong đó, VASEP đã đưa 8 đề xuất liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá chứng nhận và quản lý điều kiện an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, quy định kiểm tra, kiểm soát tạp chất, kháng sinh các lô hàng XK:
1.           Không yêu cầu DN trả phí lấy mẫu, phí kiểm nghiệm đối với hoạt động kiểm nghiệm phục vụ hoạt động quản lý ATTP của Nhà nước.
2.           Theo Luật và chủ trương xã hội hóa hoạt động kiểm nghiệm, đề nghị bảo đảm cho DN có quyền chọn lựa phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định.
3.           Để đảm bảo yếu tố khách quan (Điều 45 Luật ATTP) và chủ trương xã hội hóa, đề nghị tổ chức và chứng nhận hệ thống các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn, kể cả phòng kiểm nghiệm nội bộ của DN đạt chuẩn.
4.           Mở rộng một cách thực tế các điều kiện đánh giá đúng nỗ lực của các DN trong việc tự kiểm soát ATTP các lô hàng thủy sản XK.
5.           Tăng cường hoạt động đánh giá, chứng nhận và quản lí điều kiện an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất làm cơ sở xem xét để cấp chứng nhận ATTP cho lô hàng XK khi có yêu cầu của nước nhập khẩu, giảm bớt việc lấy mẫu, kiểm nghiệm từng lô hàng để cấp chứng nhận cho lô hàng XK.
6.           Bãi bỏ quy định tạm ngưng XK đối với DN khi có quá 3 (ba) lô hàng cùng nhóm sản phẩm tương tự trong 6 (sáu) tháng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo về chất lượng, ATTP, vì không có quy định trong Luật và gây thiệt hại quá lớn cho DN.
7.           Bãi bỏ quy định kiểm tra 100% tạp chất, kháng sinh mỗi lô hàng trước khi XK vào một số thị trường và thay bằng việc kiểm tra giám sát, thanh tra đột xuất, và xử lý DN vi phạm.
8.           Để nguyên liệu đầu vào bảo đảm về ATTP cho cả chuỗi sản xuất, kiến nghị Bộ NN&PTNT tổ chức, kiểm soát và chứng nhận điều kiện ATTP của các cơ sở sản xuất, cung cấp nguyên liệu thủy sản. Công bố quy định bắt buộc các DN chỉ được thu mua nguyên liệu từ các cơ sở đã được chứng nhận theo cách tiếp cận giống như hàng XK phải có chứng nhận cơ sở ATTP mới được lưu thông ra thị trường.
 

Luu Thang

More post