7 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu tôm cả nước đạt 124.523 tấn, trị giá gần 1,12 tỷ USD, tăng 11,3% về lượng và 27,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng Con Tôm “điểm mặt” Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2011.
1. Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp.)
Sau
19 năm xây dựng và phát triển, đến nay Minh Phú trở thành một tập đoàn
thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, có tầm cỡ trong khu
vực và trên thế giới. Với hơn 170 triệu USD và chiếm gần 14,4% tổng giá
trị xuất khẩu toàn ngành tôm, Minh Phu Seafood Corp tiếp tục là đơn vị
dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2011.
2. Công ty Quốc Việt (Quoc Viet Co., Ltd)
Quốc
Việt là một nhà cung cấp đầy tham vọng các sản phẩm tôm sang nhiều thị
trường lớn như Nhật Bản, Australia, châu Âu, Canada, Hàn Quốc... 7 tháng
đầu năm 2011, Quốc Việt đã thu về 48 triệu USD, chiếm 4,09% thị phần
xuất khẩu ngành tôm Việt Nam.
3. Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex)
Được
thành lập vào năm 1978, Stapimex luôn là một trong những doanh nghiệp
thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm sú. Với 47
triệu USD và chiếm 3,96% thị phần xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2011,
Stapimex xứng đáng là doanh nghiệp đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp
hạng Top 10.
4. Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN)
Với
tiềm lực kinh tế mạnh và sự nỗ lực không ngừng, Fimex VN đã được Chính
phủ tặng thưởng cờ thi đua 8 năm liên tục 1997 - 2004 và danh hiệu Anh
hùng Lao động năm 2006. 7 tháng đầu năm 2011, Fimex VN đã đạt được doanh
thu là 40 triệu USD, chiếm 3,4% thị phần xuất khẩu.
5. Công ty CP Thủy sản Phương Nam (Phuong Nam Seafood)
Áp
dụng công nghệ tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn
BRC, HACCP, ACC, ISO 9001- 2000, EU code DL181, DL414 và IFS..., Phuong
Nam Seafood đang ngày càng khẳng định chất lượng, thương hiệu, uy tín
với khách hàng và mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường như Mỹ, Nhật,
châu Âu, Trung Đông... Tổng doanh thu mà Phuong Nam Seafood đạt được
trong 7 tháng đầu năm 2011 là 37 triệu USD, chiếm 3,12% thị phần xuất
khẩu.
6. Công ty CP Chế biến và XNK Thủy sản Cà Mau (Camimex Corp.)
Camimex
là doanh nghiệp được thiên nhiên ưu đãi bởi vùng nguyên liệu thủy hải
sản phong phú với hơn 200.000 trại nuôi tôm và ao hồ rộng lớn của Cà
Mau... Điều kiện thuận lợi đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển
của Camimex. 7 tháng đầu năm 2011, Camimex đã thu về 36 triệu USD, chiếm
3,06% thị phần xuất khẩu.
7. Công ty CP Thủy sản Minh Hải (Sea Minh Hai)
Kể
từ sau khi cổ phần hoá, Sea Minh Hai đã đạt được nhiều kết quả hết sức
tích cực, trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
tôm có uy tín tại Việt Nam. 7 tháng đầu năm 2011, Công ty đã xuất khẩu
đạt được gần 36 triệu USD, đứng ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng.
8. Công ty CP Chế biến Thủy sản Út Xi (Utxico)
Năm
2011, Utxico đặt mục tiêu xuất khẩu 11.000 tấn tôm thành phẩm với tổng
trị giá khoảng 80 triệu USD, doanh thu nội địa đạt 120 tỷ đồng, lợi
nhuận sau thuế đạt 48 tỷ đồng, đồng thời cố gắng duy trì ổn định 1.800
công nhân với mức lương bình quân khoảng 2,55 triệu đồng/tháng. 7 tháng
đầu năm 2011, Utxico đã xuất khẩu được 29,6 triệu USD.
9. Công ty CP Nha Trang Seafoods - F17 (Nha Trang Seafoods - F17)
Trong
7 tháng đầu năm 2011, Nha Trang Seafoods – F17 đã chứng tỏ năng lực của
mình trên thị trường với doanh thu 29,58 triệu USD, chiếm 2,49% thị
phần xuất khẩu. Hãy chờ đợi sự bứt phá của Nha Trang Seafoods – F17
trong những tháng cuối năm.
10. Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau (Cases)
Với
doanh thu 26,6 triệu USD, chiếm 2,25% thị phần xuất khẩu, Cases đang
không ngừng nỗ lực để vươn xa hơn nữa, phấn đấu trở thành một trong
những doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam và mang đến cho
khách hàng trong và ngoài nước những hàng hóa có chất lượng tốt nhất